Chia sẻ kinh nghiệm phòng trừ sâu bệnh trên cây ăn quả

Ở Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa là điều kiện môi trường thuận lợi để trồng các loại cây ăn quả như nhãn, thanh long, sầu riêng, mít,...Người làm nông nghề trồng cây ăn quả cũng như người đang đánh một canh bạc lớn, nếu thiếu hiểu biết và không chớp thời cơ rất dễ thất bát. Các loại cây này cũng thường xuyên đối diện với các tác nhân gây hại như sâu bệnh và nấm. Hãy cùng chúng tôi bàn luận về vấn đề này và đúc kết kinh nghiệm phòng trừ sâu bệnh.

Các loại sâu bệnh gây hại cây ăn quả

Ở cây ăn quả thường có một số loại sâu bệnh gây hại như:

Sâu vẽ bùa (hay còn có tên khoa học là Phyllocnistis citrella)

Sâu vẽ bùa trưởng thành là một loại ngài nhỏ có cơ thể dài 2-3 mm và sải cánh rộng 4-5 mm. Toàn thân sâu mang màu vàng nhạt phớt chút ánh bạc. Cánh sau hẹp hơn so với cánh trước, cả hai cánh đều có rìa lông tương đối dài. Đây là loại sâu bệnh gây hại cây ăn quả thường gặp ở các loài cây như cam, quýt,...

Giải pháp tốt nhất diệt trừ Sâu Vẽ Bùa trên từng loại cây trồng

Sâu vẽ bùa Phyllocnistis citrella gây hại tất cả các mùa trong năm, mức độ thiệt hại phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện thời tiết và lượng thức ăn của sâu. Nhiệt độ lý tưởng cho sâu vẽ bùa hoạt động gây hại là khoảng 23 - 290C, độ ẩm 85-90%.

Bọ xít xanh (tên khoa học là Nezara viridula)

Loài bọ xít xanh thường xuất hiện gây hại ở cam, quýt, chanh,  lúa, đậu, thanh long,và một số cây trồng khác.Loài sâu bệnh gây hại cây ăn quả này hình ngũ giác, có màu xanh lục sáng và dài khoảng chừng 12 mm. Hai bên góc vai bọ xít xanh có 2 chấm đen nhỏ, râu đầu 5 đốt cùng với 2 đốt cuối có màu đỏ nâu, to hơn các đốt chân râu. Bàn chân nó có 3 đốt, phủ đầy lông tơ. Thành trùng có thời gian sống lâu tầm 1-2 tháng.

Cách điều trị bọ xít hại cam quýt

Trái nhỏ khi bị bọ xít hại sẽ chuyển thành màu vàng, chai cứng và rụng ngay sau đó. Còn nếu trái lớn bị hại có thể bị thối vì bội nhiễm nấm hoặc do một số vi sinh vật có hại khác. Ở lúa, khi bị bọ xít xanh hại, hạt lúa sẽ lép hoặc bạc trắng, giảm mạnh năng suất.

Rầy chổng cánh (có tên khoa học là Diaphorina citri)

Rầy chổng cánh là loại sâu bệnh gây hại cây ăn quả xuất hiện ở cây trồng khi có chồi non, nếu ký sinh trên các loài như cam, quýt, bưởi… mà không có chồi non thì rầy di chuyển sang ký sinh các loài như nguyệt quế, cần thăng để có thể duy trì mật độ loài. Chúng thường tạo mật độ rất cao vào đầu mùa mưa (khoảng từ tháng 2 đến tháng 5, từ tháng 7 đến tháng 12 trong năm) lúc này cây đang ra lá non và trổ hoa.

Rầy chổng cánh: (Diaphorina citri) TRÊN CÂY CÓ MÚI sieuthinongduoc

Rầy chổng cánh sinh trưởng phát triển trong các điều kiện nhiệt độ không giống nhau, loại trưởng thành có khả năng tồn tại được ở nhiệt độ lạnh – 4 độ C, thậm chí cả vùng khí hậu nóng và khô. Hình dạng kích thước của chúng rất nhỏ, thành trùng thì dài từ 2-3mm, ít bay nhảy. Rầy có cánh dài và màu xám đen với một vệt trắng lớn chạy theo từ đầu đến cuối cánh. Khi đậu cánh và bụng nhô cao hơn đầu tạo nên một đường xiên góc 30-45 độ.

Câu cấu (tên khoa học còn gọi là Hypomeces squamesus)

Phòng trừ câu cấu xanh và các loại côn trùng gây hại : Công Nghệ Xanh Việt  Nam

Câu cấu là loài sâu bệnh gây hại cây ăn quả với ký chủ chủ yếu là thanh long và xoài.Con trưởng thành chính là bọ cánh cứng, có màu xanh vàng bóng óng ánh, chiều dài từ 10-15mm, mỏ nhọn và quặp. Con cái đẻ trứng nhỏ có màu trắng, rất rời rạc. Chúng sống thành từng cụm với 3-4 con, núp ở phía bên dưới mặt lá, giả chết rơi xuống đất khi vào tình thế bị động.

>>> Xem thêm: Cách xử lý khẩn cấp khi bị ngộ độc băng phiến

Một số loại bệnh hại ở cây ăn quả phổ biến nhất

Các loại bệnh hại cây ăn quả sẽ được liệt kê ngay dưới đây. Người nông dân cần đọc để hiểu rõ được đặc tính các loại bệnh và tìm ra các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.

Bệnh thối hoa ở vải, nhãn

Bệnh thối hoa nhãn, vải

Bệnh gây hại giai đoạn cây đang ra nụ, hoa. Bệnh làm cho nụ và chùm nụ hoa bị biến màu vàng nâu, sau đó tiếp tục chuyển dần sang màu đen. Cuối cùng làm hoa thối, khô và rụng, ảnh hưởng nặng nề tới năng suất nhãn, vải. Bệnh cũng thường xuất hiện trên các bộ phận vẫn còn non như lá, cành hoặc quả non. Điều này làm chậm tốc độ phát triển của nhãn, vải ở những giai đoạn quan trọng cơ bản, nếu không phòng trừ kịp thời sẽ gây thất bát vụ mùa.

Bệnh loét ở các loài cây ăn quả có múi

Giải pháp phòng và đặc trị bệnh ghẻ sẹo gây hại trên cây có múi – Nano Bạc  Super

Bệnh loét xuất hiện và gây hại quanh năm, nhưng bệnh vào mùa mưa đặc biệt nghiêm trọng hơn vào mùa khô. Loét xuất hiện và phát triển mạnh mẽ trong điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ khoảng 26 - 35 độ C. Bệnh loét lây lan nhanh và hại hầu hết tất cả các loại cây ăn quả có múi. Chanh và bưởi chùm bị nặng nhất. Đây cũng là một trong các loại bệnh hại cây ăn quả phổ biến nhất.

Bệnh vàng lá ở các loài cây ăn quả có múi

Phòng trừ bệnh vàng lá gân xanh hại cây có múi - Chi tiết tin tức - Sở  NN&PTNT

Bệnh vàng lá có các biểu hiện trên lá như: lúc cây mới xuất hiện bệnh thì gân lá già ngả màu vàng nhạt, phiến lá chuyển dần sang màu vàng cam. Ban đầu rải rác từng lá và càng về sau thì càng nhiều. Lá rất dễ rụng khi có gió hoặc khi dùng tay rung nhẹ vào thân cây. Bệnh càng nặng thì lá càng vàng và rụng càng nhiều. Bệnh có thể chỉ xuất hiện ở 1-2 cành hoặc trên toàn bộ cây.

Bệnh mốc sương xuất hiện ở vải, nhãn

Bệnh mốc sương do một loại nấm mang tên khoa học là Peronophythora litchii gây ra. Bệnh gây hại chủ yếu vào khoảng thời điểm cây ra hoa và kết quả. Mốc sương có thể gây rụng hoa và quả hàng loạt. Nó tiếp tục gây thiệt hại trong thời kỳ vụ thu hoạch khiến khó khăn trong việc bảo quản và vận chuyển. Điều kiện thuận lợi khiến nấm phát triển mạnh là: độ ẩm trong không khí cao, nhiệt độ khoảng 22- 25 độ C. 

Bệnh mốc sương khoai tây

Hàng năm vào mỗi vụ xuân mưa rả rích liên miên, hoặc vụ mùa thu hoạch quả gặp mưa, nấm phát triển nhanh chóng trên các cây nhãn, vải có cành lá chồng sát liền nhau hoặc những tán cây rậm rạp. Mốc sương gây hại từ lúc ra hoa, đậu quả đến tận khi thu hoạch, nhưng nguy hiểm nhất là trong thời kỳ ra hoa kết quả. Nguồn bệnh có thể là do sợi nấm hoặc bào tử nằm bên trong các cơ quan bị bệnh và cũng có thể là trong đất, nước.

>>> Xem thêm: [Mẹo vặt hay] 10 cách khử mùi hôi giày đơn giản cực hiệu quả

Băng phiến - Biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây ăn quả không tốn công sức

Long não được sử dụng phổ biến trong việc đuổi côn trùng ở các hộ gia đình. Mùi của long não khiến các loài côn trùng bay xa. Tương tự như vậy nó cũng khiến các loại sâu bệnh gây hại cây ăn quả tránh xa, phòng ngừa được các loại bệnh hại cây ăn quả.

Cách sử dụng băng phiến trừ sâu bệnh cây ăn quả

Để phòng sâu bệnh gây hại cây ăn quả, người làm vườn có thể tham khảo sử dụng băng phiến vì mùi hôi của nó tỏa ra không khí sẽ khiến sâu bệnh tránh xa cây. Băng phiến sau khi mua về thì cho chúng vào trong một chai nước và chọc mấy lỗ bên cạnh giúp mùi hương long não tỏa ra bên ngoài. Tiếp đó, treo những chai nước có băng phiến xung quanh diện tích cây trồng cách nhau khoảng 1,5m, còn trong vườn thì không nên treo.

Trên đây là hướng dẫn sử dụng băng phiến xua đuổi các loại sâu bệnh gây hại cây ăn quả rất hiệu quả, vừa tiết kiệm chi phí mà lại không tốn quá nhiều công sức. 

Khuyến cáo khi dùng băng phiến phòng trừ sâu bệnh cây ăn quả

Mặc dù có công dụng rất tốt trong việc xua đuổi sâu bệnh nhưng long não lại có một số nguy hại về nguy cơ bị ngộ độc đối với con người. Chính vì vậy mà bạn cần biết cách sử dụng sao cho đúng để vừa hiệu quả mà lại không bị ảnh hưởng bởi chúng. Hãy lưu ý những điều sau:

- Khi ăn phải long não có thể gây ngộ độc thế nên bạn chỉ nên treo trên phần thân cây, tránh xa lá và quả.

- Tránh đặt long não ở các vị trí mà nước tưới cây ngấm vào làm long não trôi và dính vào quả.

- Lượng băng phiến cần dùng sẽ thay đổi để phù hợp với diện tích khu vườn. Chỉ cần 1 túi băng phiến cho khoảng 3 – 4 viên bên trong là có thể sử dụng cho 1 mét vuông vườn rau.

- Bạn nên thay viên long não 6 tháng một lần để đạt hiệu quả nhất.

Mua băng phiến phòng trừ sâu bệnh ăn quả ở Băng Phiến Hoàng Hà

Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng long não để xua đuổi các loại côn trùng và phòng tránh các loại sâu bệnh gây hại cây ăn quả, hãy liên hệ ngay với băng phiến Hoàng Hà để được tư vấn và hỗ trợ. Với 35 năm kinh nghiệm tồn tại và phát triển, chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho quý khách hàng những trải nghiệm hài lòng nhất với những sản phẩm cam đoan đảm bảo về chất lượng.

Xem ngay các sản phẩm băng phiến Hoàng Hà khác tại đây!

BĂNG PHIẾN HOÀNG HÀ

Địa chỉ: Số 4 ngách 156/8 phố Lạc Trung, P. Thanh Lương, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE: 0392 975 656

Email: hoanghabpco@gmail.com

Website: bangphienhoangha.vn

024 3987 0930